Sau công tác tháo dỡ nhà chuẩn bị mặt bằng thi công sẽ tiến hành ép cọc. Cùng với chi phí tháo dỡ nhà cũ, thì chi phí ép cọc cũng là một trong những chi phí chưa bao gồm trong báo giá xây nhà trọn gói được tính riêng theo thực tế thi công. Vậy chi phí này được tính như thế nào, khi nào mới biết được chính xác tổng chi phí để dự trù, Phú Nguyên sẽ giúp chủ đầu tư hiểu rõ hơn trong bài viết này.
Ép cọc bê tông là gì?
Để tìm hiểu được Ép cọc bê tông là gì, cần hiểu về các thuật ngữ cơ bản sau:
- Cọc ép:là loại cọc được hạ xuống nền bằng sức ép tĩnh, không gây xung lực lên đầu cọc.
- Tải trọng thiết kế:là lực ép dự tính theo thiết kế sẽ tác dụng lên đầu cọc trong quá trình thi công.
- Lực ép nhỏ nhất: là lực ép đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc.
- Lực ép lớn nhất: là lực ép không vượt quá sức chịu tải của cọc.
Ưu điểm và nhược điểm của thi công ép cọc
- Ưu điểm: Không gây tiếng ồn, không gây chấn động mạnh. Dễ kiểm soát chất lượng. Có thể thi công được ở khu vực dân cư. Năng suất tăng, giúp rút ngắn tiến độ. Đây là phương pháp thi công nền móng hiện đại và phổ biến hiện nay.
- Nhược điểm: Phải có đội ngũ kỹ sư, nhân công chuyên môn để thực hiện.
Có bao nhiêu loại cọc hiện nay?
Có ba loại cọc chính là cọc ép bê tông cốt thép, cọc ép bê tông ly tâm, và cọc khoan nhồi. Nhà phố sử dụng chủ yếu cọc ép bê tông cốt thép và cọc ép bê tông ly tâm. Hai loại này có ưu nhược điểm khác nhau và chi phí thi công cũng khác nhau.
Trong cọc ép bê tông cốt thép cũng có rất nhiều tiết diện như 200x200mm, 250x250mm, 300x300mm… sẽ khác nhau từ kích thước thép chủ, mác bê tông, bản mã nối cọc dẫn đến chi phí khác nhau.
Ví dụ cọc ép bê tông cốt thép 200x200mm sắt chủ D14, MAC bê tông 200, chi phí thấp nhất chỉ chịu tải khoảng 20 tấn – 30 tấn.
Hiện nay, Phú Nguyên đang sử dụng cọc ép 250x250mm, sắt chủ D16, đai D6, thép Việt Nhật, bê tông cấp phối MAC 250, bản mã nối cọc dày 3 ly với sức chịu tải từ 40 – 50 tấn nhằm đảm bảo chất lượng cho ngôi nhà về lâu dài.
Quá trình ép cọc bê tông
Công tác chuẩn bị ép cọc
Sau khi tiến hành khảo sát địa chất, lên phương án thiết kế, sẽ là quá trình chuẩn bị thi công. Chủ đầu tư làm việc với đơn vị ép cọc để chuẩn bị đúc cọc. Số lượng, hình dạng, kích thước, tiêu chuẩn đều được ghi rõ trong hợp đồng. Cọc ép được đúc sẵn và di chuyển tập kết đến khu vực thi công. Các phương tiện máy móc cũng được chuẩn bị sẵn sàng cho việc ép cọc.
Trước khi thi công ép cọc, đơn vị ép cọc cần thực hiện chuẩn bị các công việc sau:
- Lắp ráp thiết bị vào vị trí ép
- Kiểm tra máy ép đặt đúng kỹ thuật, ngay ngắn
- Kiểm tra cẩu và đối trọng đặt đúng kỹ thuật, ngay ngắn
- Kiểm tra nối cọc và máy hàn
- Chạy thử máy ép
Tiến hành ép cọc
Hình thức ép cọc
ép cọc dạng neo: Ép cọc neo là một trong những phương pháp thi công ép cọc phổ biến, ứng dụng nhiều tại các công trình nhà ở dân dụng, ít được sử dụng trong các dự án công trình lớn. Cụ thể, phương pháp ép cọc neo sử dụng neo để níu cọc âm xuống đất thay vì phải dùng đến các cục tải để ép cọc xuống phía dưới đất thi công.
Ép cọc dạng tải: Ép tải cọc bê tông là phương pháp ép cọc phổ biến hiện nay sử dụng đối trọng bằng sắt hoặc bê tông kết hợp với dàn thủy lực để đưa cọc vào lòng đất. Đây là phương pháp ép cọc đòi hỏi mặt bằng rộng rãi, thông thoáng, tối thiểu chiều ngang nhàng cũng phải từ 4m trở lên.
Trong quá trình thi công, nếu lực ép tăng đột ngột là do đã gặp lớp đất đá cứng. Cần kịp thời giảm tốc độ nén và kiểm tra lực ép không vượt mức cho phép.
Khi ép đến giai đoạn cuối, phải có cách đưa đầu cọc xuống cốt âm. Lúc này có thể dùng cọc phụ hoặc phương pháp ép âm.
Phương pháp dùng cọc phụ
- Là phương pháp dùng 1 cọc bê tông cốt thép phụ dài hơn chiều cao đỉnh cọ đến mặt đất, để ép hạ đầu cọc cuối cùng.
- Hiệu quả kinh tế không cao. Vì thi công xong là sẽ đập bỏ cọc phụ.
Phương pháp ép âm
- Dùng một đoạn cọc dẫn thép để ép cọc xuống, sau đó rút cọc lên và ép tiếp cho cọc khác.
- Có thể sử dụng nhiều lần nên mang lại hiệu quả kinh tế. Cần thận trọng trong quá trình thi công.
Kết thúc ép cọc
Để xác định được đoạn cọc nào được ép xuống đạt chuẩn, ta dựa vào 2 yếu tố:
- Chiều dài của cọc Lc được ép xuống đất phải nằm trong khoảng chiều dài thiết kế của cọc (Lmin ≤ L ≤ Lmax)
- Lực ép trước khi dừng ép nằm trong khoảng lực ép thiết kế (Pep min ≤ Pep ≤ Pep max)
Khi không thỏa mãn 2 yêu cầu trên, đơn vị ép cọc phải báo cáo chủ đầu tư kịp thời. Từ đó, đề xuất phương án khảo sát, kiểm tra xử lý sự cố.
Các tình huống cọc nghiêng quá 1%, cọc đang ép bị gãy… đều phải nhổ lên, ép cọc mới bổ sung.
Chi phí ép hiện nay
Tùy vào điều kiện thi công mà có thể áp dụng hình thức ép cọc tải hoặc ép cọc neo đối với hẻm nhỏ. Chi phí ép cọc sẽ bao gồm: Vật tư cọc và nhân công ép.
- Vật tư cọc được tính đơn giá mét dài có nghĩa rằng cọc ép càng sâu, chi phí vật tư cọc sẽ càng lớn.
- Nhân công ép cọc được báo theo gói cố định nhưng cũng sẽ thay đổi theo tổng chiều dài cọc đã ép thực tế như dưới 300m, từ 300m đến 600m và trên 600m.
Chi phí ép cọc sẽ phụ thuộc thêm hai yếu tố: Số lượng tim cọc và đặc thù của nền đất.
Số lượng tim cọc sẽ được kỹ sư kết cấu tính toán dựa trên cột nhà và sức chịu tải của cả ngôi nhà bằng phần mềm chuyên dụng. Số tim cọc càng nhiều thì chi phí ép cọc cũng tăng theo.
Nền đất là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí ép cọc nhiều nhất. Với nền đất tốt không bùn lầy trung bình độ sâu ép cọc chỉ khoảng 5 – 8m cho một tim cọc. Còn đối với đất yếu gần khu vực sông, kênh đào thường ở Quận 12, Quận 6, Thủ Đức.. ép cọc rất sâu trên 20m cho một tim cọc chi phí ép cọc tương đối lớn.
Chi phí ép cọc = (số tim cọc x độ sâu ép của một tim cọc x đơn giá theo mét dài cọc) + nhân công ép cọc
Trong quá trình Song Phát thực hiện hợp đồng ép cọc cho chủ đầu tư, dựa trên số tim cọc đã có trong phần kết cấu và ước chừng độ sâu của cọc tùy theo khu vực cũng sẽ có chi phí ép cọc tạm tính để chủ đầu tư dự trù kinh phí ban đầu.
Ngoài ra, khi thi công cọc ép neo cho hẻm nhỏ sẽ có thêm chi phí tăng bo. Tăng bo là thuật ngữ của ngành vận chuyển ám chỉ việc đổi từ xe lớn qua xe nhỏ hoặc ngược lại. Hẻm nhỏ việc vận chuyển toàn bộ cọc bằng xe lớn là điều bất khả thi phải chuyển sang vận chuyển bằng xe daisu hoặc nhỏ hơn nên sẽ tính thêm chi phí tăng bo theo gói, chi phí này không cao nên chủ đầu tư cũng cần lưu ý.
Phú Nguyên sẽ cho chủ đầu tư một con số ước chừng về chi phí ép cọc để dự trù cho nhà mình với quy mô trệt 2 lầu sân thượng.
- Nhà có diện tích từ 30m2 – 50m2 chi phí ép cọc khoảng 40 – 65tr.
- Nhà có diện tích từ 50 – 70m2 chi phí ép cọc khoảng 60 – 90tr.
- Nhà có diện tích lớn hơn 70m2 chi phí ép cọc rơi vào khoảng 80 – 150tr. Nếu đất yếu chi phí có thể cao hơn.